Mẫu hình cặp nến nhấn chìm

Mẫu hình nến nhấn chìm là mẫu hình kết hợp từ 2 thân nến có màu đối nghịch nhau ghép thành

– Mẫu hình nhấn chìm tăng (bullish engulfing), còn có tên khác là nến ôm: Thị trường đang trong một xu hướng giảm, sau đó một thân nến dài màu trắng nuốt trọn hoặc nhấn chìm thân nến màu đen trước đó.

– Mẫu hình nhấn chìm giảm (bearing engulfing): Thị trường đang trong xu hướng tăng, thân nến màu đen nuốt trọn hoặc nhấn chìm thân nến màu trắng trước đó.

Có 3 tiêu chí cho một mẫu hình nhấn chìm:

– Thị trường phải ở trong một xu hướng rõ ràng, ngay cả khi xu hướng đó là ngắn hạn

– Mẫu hình này cần 2 cây nến, trong đó cây nến sau bao trọn cây nến trước đó

– Thân nến thứ 2 của mẫu hình nhấn chìm phải có màu đối nghịch với thân nến trước đó, ngoại lệ cho trường hợp thân nến đầu tiên là nến Doji. Cụ thể, sau 1 xu hướng giảm kéo dài, 1 nến Doji bị nhấn chìm bởi một thân nến rất lớn màu trắng có thể là dấu hiệu đảo chiều đáy, ngược lại trong một xu hướng tăng nếu nến Doji bị bọc bởi 1 nến màu đen rất dài có thể là mẫu hình đảo chiều tiêu cực giảm.

Các yếu tố nâng cao khả năng báo hiệu:

– Ngày đầu tiên của mẫu hình nhấn chìm có thân nến rất nhỏ (như nến con quay) tiếp sau đó là một thân nến rất dài;

– Mẫu hình nhấn chìm xuất hiện sau một đợt tăng giá kéo dài hoặc đợt tăng rất nhanh. Nhịp tăng nhanh và mạnh này dễ khiến thị trường rơi vào trạng thái quá mức (quá mua hoặc quá bán), và dễ  xảy ra hiện tượng chốt lời.

– Xuất hiện khối lượng lớn tại cây nến thứ 2 của mẫu hình

Ứng dụng của mẫu hình nhấn chìm:

– Dự đoán xu hướng đảo chiều

– Làm căn cứ để xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự: 

Ở mẫu hình nhấn chìm giảm, mức giá cao nhất của 2 cây nến được chọn làm ngưỡng kháng cự

Ở mẫu hình nhấn chìm tăng, mức giá thấp nhất của 2 cây nến được chọn làm ngưỡng hỗ trợ.

>>> Xem thêm: “Nến búa” và “nến người treo cổ” trong phân tích kỹ thuật 

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*